Ai quen biết tôi thì người đó phải sống khoẻ và không bị chết bởi ung thư
Đó là sứ mệnh lớn nhất của cuộc đời mà mãi đến khi ngoài 50 và nhờ gặp được Nu Skin tôi mới phát hiện ra và bắt đầu theo đuổi. Tôi từng tìm được ý nghĩa trong công việc làm Y tá chăm sóc người già, tôi cũng từng rất nhiệt huyết với network bảo hiểm, nhưng chưa công việc nào có thể cho tôi được tất cả trọn vẹn từ tài chính đến sự ủng hộ 100% của chồng con, cũng như niềm đam mê bất tận, nguồn năng lượng đặc biệt để làm việc hăng say mà tôi luôn cảm nhận được mỗi ngày và vô vàn giá trị vô giá khác trong cuộc sống.
Tôi theo chồng sang Mỹ từ lúc còn rất trẻ nên quyết định đi học lại. Những ngành xu hướng lúc bấy giờ thì liên quan đến máy tính và công nghệ, nhưng đối với tôi thì chúng thật tẻ nhạt và cứng nhắc, tôi muốn mình làm một công gì đó việc có sự tiếp xúc với con người hơn, tình cảm hơn, nhân văn hơn, thế là tôi chọn học y. Nhưng niềm vui khi tôi chính thức trở thành một Y tá điều dưỡng không kéo dài được bao lâu. Chỉ vỏn vẹn 3 tuần. Tại Mỹ, công việc này bắt buộc phải làm từ 12-18 tiếng một ngày, và bị mắc kẹt trong những bức tường bê tông với một lượng công việc lớn, khá áp lực và căng thẳng. Nhưng đối với tôi, được làm công việc mình yêu thích, cộng với thu nhập cao thì tôi sẵn sàng chấp nhận thì chẳng có gì đáng để kêu than. Ngặt ngỗi lúc này tôi cũng đã có con, chồng tôi – ông già Steven thì cũng là kỹ sư, đi làm cả ngày, nếu như tôi theo đuổi sự nghiệp y tá này thì việc phải gửi con cho bảo mẫu là điều khó tránh khỏi. Ông già lúc này mới hỏi tôi: “Thế bây giờ em muốn tự mình giáo dục con hay là để bảo mẫu làm thay, dạy dỗ chúng theo cách của họ?”. Tôi vốn dĩ là một người rất đề cao thiên chức làm mẹ nên tất nhiên muốn được tự tay nuôi dạy các con mình nên người. Hơn nữa, lúc ở Việt Nam tôi lại là một giáo sư Pháp văn nên tôi hoàn toàn tự tin tưởng vào khả năng giáo dục con cái của mình. Tôi quyết định nghỉ làm Y tá. Khổ nỗi là với đồng lương kỹ sư của ông già, nếu tằn tiện thì cũng đủ cho gia đình, nhưng để thoải mái hơn và cho con cái điều kiện tốt nhất thì hơi khó. Vậy nên mỗi khi có ai giới thiệu việc chăm sóc các cụ già trong khoảng 1-2 tuần khi các con họ không có nhà thì tôi đều nhận. Với công việc này, tôi vừa được mức lương tốt, vừa có thể mang các con đến cùng, dành nhiều thời gian kề cạnh và chăm sóc các con. Bởi tôi chăm sóc và xem các cụ ông, cụ bà như chính người thân của mình nên được nhiều hộ gia đình tin tưởng, thế là người này giới thiệu người kia, tôi không bao giờ sợ thiếu việc. Sau một thời gian giành dụm cũng như được chính phủ hỗ trợ, tôi mở được một căn nhà dưỡng già sát nhà. Sau đó không lâu tôi cũng mở đến cái thứ hai, thứ ba.
Mức thu nhập của tôi khi sở hữu 3 nhà dưỡng già có thể nói là cực kỳ cao, nhưng rất nhiều lần tôi cảm thấy mình bị quá tải và vô cùng áp lực. Dù các con đã lớn hơn, không cần thời gian bên cạnh nhiều như lúc trước, tôi cũng có thuê nhân viên nhưng trách nhiệm của Y tá trưởng trên hai mươi mấy bệnh nhân là rất lớn. Hơn nữa, tôi còn làm biên dịch tài liệu và phiên dịch Anh – Việt cho đại học Stanford liên quan đến các vấn đề nghiên cứu lâm sàng nên nhiều lúc muốn sang Pháp thăm mẹ cũng không được. Lần nào đi tôi cũng thì tôi cũng không dám ở lại lâu bởi vì phải thuê 5 người điều dưỡng khác thì mới có thể thay thế được vai trò của mình. Ông già nhiều lần thấy tôi dành hết thời gian cho công việc cũng lên tiếng: “Bộ em hết việc làm hay sao mà cả ngày dính với mấy người bệnh vậy?” Tôi biết là tính anh chỉ thích những gì vui tươi, tích cực nên tôi chỉ buồn tí rồi thôi. Tôi vẫn rất hăng say với công việc và biết ơn khi mình có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn nhiều người ngoài kia, vừa có thu nhập cao lẫn thời gian chăm sóc được con cái, lại học hỏi được nhiều kiến thức và kinh nghiệm sống quý giá từ những bệnh nhân. Có một cụ bà từng nói với tôi rằng: “Angelina, hãy nhìn ta đây. Ta dành cả đời để làm việc nuôi gia đình, trở thành triệu phú từ hồi rất trẻ nhưng giờ ta còn được gì? Không ai bên cạnh, và chưa từng biết Sanfransico trông như thế nào. Con nên buông bỏ bớt đi, dành thời gian để tận hưởng nhiều hơn, để đi đây đi đó, đừng để như ta”. Nếu không có câu nói này thì có lẽ khi chính phủ cắt hỗ trợ vào năm 1996, khi thu nhập chỉ còn một nửa, tôi đã không mạnh dạn bán hết 3 nhà dưỡng già để tìm cơ hội khác.
Ông già lúc này cũng gợi ý rằng: “Thôi hay em làm cái gì đó vui vui đi, nghe nói có hình thức kinh doanh network, có thể đòn bẩy thu nhập từ những người khác”. Đúng lúc đó tôi gặp lại vợ chồng người bạn cũ là Uncle Dean và Katherine đang làm network bảo hiểm, lúc nào cũng mặc đồ đẹp, đi nhiều nơi làm thuyết trình rất vui. Vậy là hai vợ chồng cùng nhau bước vào network từ đó. Sau 10 năm, chúng tôi lúc này đã trở thành một chân khá lớn trong ngành nhưng thị trường bảo hiểm đã bắt đầu đi xuống, không còn bền vững. Chúng tôi quyết định nghỉ làm, nắm tay nhau đi du lịch khắp nơi, trong mấy năm đi hết vùng Đông Nam Á. Đến năm 2009 thì gặp lại Katherine lúc này đang đi những bước đầu tiên tại Nu Skin. Có thể nói tôi là người đầu tiên được làm demo Galvanic Spa trong cộng đồng Nu Việt lớn mạnh hiện tại. Nhưng nói thật là lúc đó tôi chỉ mua máy vì ủng hộ người bạn thân chứ không không hề sâu sắc với làm đẹp. Kinh doanh Nu Skin thì tôi càng không hứng thú, mỗi sản phẩm chỉ lời vài chục đồng, không đã tí nào. Tôi cũng đăng kí tài khoản đấy nhưng không làm gì cả.
6 tháng sau, khi Uncle Dean đã tham gia Nu Skin thì tôi được anh chia sẻ rằng tuy mỗi sản phẩm giá trị không bao nhiêu, nhưng Nu Skin có ADR – Atomatic Delivery Rewards, có nghĩa là chương trình đăng ký mua sản phẩm và tự động được gửi về tận nhà hằng tháng, sẽ mang lại cho chúng ta thu nhập thụ động y như thời làm bảo hiểm. Tôi cũng bắt đầu tìm hiểu nhưng chưa thực sự mặn mà. Vài tháng sau tôi có cơ hội được tiếp đãi vị triệu phú yoyo nổi tiếng Alan Nagao tại nhà mình để ông hiểu thêm về cộng đồng người Việt. Ông có hỏi một câu rằng tôi ghét câu nói gì nhất khi là người khi từng làm việc trong ngành Y? Tôi hình dung ngay đến những lần những bệnh nhân mắc ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác mà tôi từng tiếp xúc. Khi được thông báo về bệnh tình của mình, có người gào thét, có người lặng thinh rồi để nước mắt chảy dài, người ôm chân, kéo áo tôi mếu máo cầu xin: “Chị làm ơn nói với bác sĩ hãy cứu tôi với”, “Tôi muốn sống”, “Con tôi còn chưa học xong, tôi muốn nhìn thấy con bé tốt nghiệp đại học”.. Nhưng lúc này, tất cả những gì chúng tôi – những nhân viên y tế có thể đáp lại những lời khẩn cầu thê lương kia đó là: “Im sorry!” Xin lỗi khi chúng tôi không thể làm được gì hơn, Y khoa hiện tại không thể cứu chữa được căn bệnh quái ác của họ. Lúc này Alan mới nói cho tôi biết rằng Nu Skin không chỉ có những sản phẩm về dưỡng da – Skin, mà còn có chữ Nu – Nutrients – Dinh dưỡng bao gồm các sản phẩm chăm sóc sức khoẻ giúp con người ta khoẻ mạnh, chống lão hoá và góp phần vào việc phòng ngừa ung thư. Tôi thực sự cảm thấy thu hút và hỏi Alan rất nhiều. Tôi bắt đầu tìm hiểu sâu hơn về các sản phẩm Pharmanex của Nu Skin, càng tìm hiểu lại càng cảm thấy thu hút, đặc biệt là chiếc máy Biophotonic Scanner di động, có thể đo lường được chỉ số chống oxy hoá, biểu hiện được tình trạng và mức độ bảo vệ của cơ thể trước các gốc tự do – một trong những tác nhân lớn nhất gây ra ung thư. Tôi say sưa với công nghệ của Nu Skin đến nỗi đã đăng kí một khoá học dinh dưỡng chuyên sâu, đọc hết những tài liệu nghiên cứu liên quan để hiểu rõ được toàn bộ công dụng và giá trị của các sản phẩm. Và chỉ trong vòng 1 tháng sau, tôi chính thức lên được Executive, xách chiếc máy Biophotonic đi “hành nghề” Nu Skin với sứ mệnh: Bất cứ ai quen biết được tôi sẽ không phải chết vì ung thư.
Vốn dĩ thu nhập từ công việc bán thời gian cho đại học Standford rất cao, gấp đôi lương của một kỹ sư nên tôi vẫn làm song song với Nu Skin. Một phần nguyên nhân nữa đó là tôi không xem Nu Skin là công việc, Nu Skin có kiếm nhiều hay ít tiền tôi không mấy quan tâm, quan trọng là tôi được giúp đỡ người khác, theo đuổi sứ mệnh của mình, được vây quanh mình bởi những người đẳng cấp về tư duy lẫn phong cách sống, được chồng và con ủng hộ hết mình. Ban đầu tôi cũng đi demo khắp nơi, chủ yếu là cho người Mỹ. Sau này tôi bắt đầu chuyển qua thị trường các tiệm nail của người Việt. Sau 6 tháng tôi dã đã lên được Ruby. Kinh doanh của tôi phát triển bùng nổ khi tôi bắt đầu dẫn các chương trình conference call theo như lời khuyên từ Uncle Dean. Tôi chia sẻ tất tần tật những kiến thức của tôi về dinh dưỡng, về sản phẩm, tôi hướng dẫn mọi người làm sao để sử dụng hay kết hợp sản phẩm hiệu quả và lối sống lành mạnh để được vui vẻ và hạnh phúc, rồi cả cách huấn luyện đội nhóm nữa. Tôi hay nói với mọi người rằng: “Có thắc mắc gì thì cứ alo Hà..” Thế là tôi có biệt danh là Alo Hà. Tôi không phân biệt sideline, downline của mình hay của ai, dù không nhớ mặt tôi cũng giúp đỡ tận tình. Năm rồi khi về Việt Nam dự sự kiện tại Vinpearl, tôi được đề nghị chụp gần 500 tấm hình, trong đó có những người mà tôi thậm chí còn không biết mặt hay nhớ tên. Tôi còn được rất nhiều bạn trẻ ưu ái gọi là Mom, các em xem tôi như một người mẹ thứ hai, dẫn lối các em trên con đường sự nghiệp và cuộc sống. Có người cho dù không làm Nu Skin nhưng ra đời vẫn rất thành công. Chúng tôi vẫn thường xuyên hẹn gặp nhau, cùng ăn uống, trò chuyện và lần nào cũng nhận được từ các em những lời cảm ơn chân thành. Chỉ vài năm sau đó, Nu Skin đã cho tôi khoản thu nhập tốt gần gấp 2 lần công việc dịch thuật tại Standford, vì vậy tôi nghỉ hẳn để được tự do hoàn toàn.
Tôi thành công như vậy nhưng gia gia đình, họ hàng thì ít ai ủng hộ, họ vẫn nghĩ rằng tôi được học y tá, làm khoa học đàng hoàng vậy mà đi bán thuốc dạo thì không đáng. Anh chị em ruột không ai tham gia network với tôi, còn nói rằng: “chị tới nhà chơi thì nói gì cũng được trừ Nu Skin ra, đừng lôi bạn bè em vào công việc đó của chị”. Không ai sử dụng sản phẩm ngoại trừ bà nội và bà ngoại. Ban đầu cũng có hơi buồn nhưng tính ra trong hơn 60 năm cuộc đời thì từ lúc làm Nu Skin, cuộc sống của tôi mới có nhiều niềm vui nhất. Tôi vui khi được tìm thấy sứ mệnh của cuộc đời mình, theo đuổi nó với sự đồng hành toàn tâm toàn ý của người bạn đời. Tôi vui khi mình có thể vô tư, thoải mái đi chơi khắp nơi, có biết bao nhiêu bạn bè mới. Tôi vui vì bất kể lúc nào tôi cũng có thể bay sang Pháp thăm mẹ dài ngày mà không cần lo lắng về tài chính, và kinh doanh thì vẫn hoạt động bình thường. Tôi vui vì xung quanh tôi thì toàn toàn những con người tuyệt vời, năng động, tươi trẻ, không những không ngừng nỗ lực làm giàu cho bản thân mà còn vì phụng sự cộng đồng. Quan trọng nhất, sung sướng nhất là mỗi sáng thức dậy tôi biết mình có thêm một ngày để lan toả phong cách sống đẹp và khoẻ mạnh cho nhiều người. Điều đó không gì có thể so sánh được.