Ban đầu phản đối nhưng hóa ra tôi lại rất hợp với Nu Skin
Lúc vợ chồng tôi mới làm Nu Skin, người thân, bạn bè ở Việt Nam liên tục gửi cho những thông tin nào là lừa đảo, nào là bất chính. Tôi chờ mãi mà chả thấy ai lừa gì mình cả. Hàng hóa đàng hoàng, hoa hồng đều đặn hàng tháng, đủ tiêu chuẩn thì được đi du lịch là những chuyện tất nhiên không cần bàn đến. Giá trị lớn nhất tôi nhận được từ kinh doanh này là niềm vui, tình cảm đồng đội trong công việc và vợ chồng ngày càng yêu thương gắn bó vì cùng đồng hành trong công việc. Tất cả bắt đầu từ một người ở tận Mỹ mà vợ tôi làm quen trên Facebook gần 3 năm về trước.
Vất vả nơi đất khách quê người
Trước khi được người bạn ở Mỹ chia sẻ về Nu Skin, vợ chồng tôi kinh doanh cửa hàng thực phẩm từ 2007 ở Praha (Cộng hòa Séc). Khi đó tôi đã có hai năm làm công nhân xuất khẩu lao động. Lương thấp và gò bó nên tôi quyết định xin ra ngoài làm kinh doanh. Để mở cửa hàng đầu tiên, tiền dành dụm không đủ nên tôi phải vay mượn thêm khắp nơi. Lấy công làm lời, sau gần chục năm thì hai vợ chồng có được ba cửa hàng. Ngoài ra, tôi dùng kinh nghiệm của mình tự mở thêm nhiều cửa hàng nữa rồi bán lại cho người khác kinh doanh. Cuộc sống cũng tương đối đầy đủ nhưng chúng tôi khá vất vả. Bà xã vừa tự đứng bán, vừa quản lý. Còn tôi đi lấy, giao hàng, bưng bê các thứ. Kinh doanh cửa hàng thực phẩm thì phải tính toán khá chi li. Vì số loại sản phẩm rất nhiều, lắt nhắt mà lại còn phụ thuộc vào thời tiết. Ở đây chợ đầu mối không cho nợ nên mỗi khi nhập hàng chúng tôi phải cân nhắc rất kỹ. Thi thoảng chúng tôi về Việt Nam chơi, ai cũng bảo ở bên này làm chủ sướng. Nhưng nào ai biết chúng tôi cũng đầu tắt mặt tối đâu có thua kém gì ai. Nhưng có lẽ việc kinh doanh vất vả lúc đó lại là một điều may mắn. Vì nếu đã sung túc, đủ đầy, thoải mái thì chúng tôi đã không còn khao khát đi tìm và mở lòng sẵn sàng đón nhận cơ hội mới.
Vợ tôi lúc đó vừa sinh bé thứ hai nên cũng hay lên mạng làm quen, trò chuyện với những “mẹ bỉm sữa” khác. Và thế là gặp bạn Hương Phùng ở Mỹ. Bạn này chia sẻ về Nu Skin rồi hẹn vợ tôi đến một sự kiện dành cho người Việt ở Séc để tìm hiểu thêm. Sau sự kiện lần 1, đến sự kiện thứ 2 thì vợ tôi chính thức bắt đầu. Lúc đó tôi nghe loáng thoáng là đa cấp và chưa biết gì về Nu Skin nên cũng không đồng ý lắm. Tuy nhiên, trong làm ăn kinh doanh, tôi quan niệm rằng nếu chẳng mất gì thì cứ thử xem sao nên cũng không ngăn cản. Sau vài tháng, thấy thu nhập từ Nu Skin là có thật, dù lúc đó vợ tôi mới chỉ làm với mấy sản phẩm nhỏ như kem đánh răng, lăn khử mùi, sữa tắm,… tôi mới liên hệ với Hương Phùng hỏi kỹ hơn về công ty, chính sách, cách làm lâu dài,… Bạn ấy kết nối tôi nói chuyện với chú Dean Nguyễn. Dù ban đầu ý định của tôi là hỏi về cách làm, nhưng sau cuộc trò chuyện đó, tôi lại có thứ khác, quan trọng hơn, đó là niềm tin. Tin tưởng vào nhân cách và tầm nhìn của chú Dean, rồi văn hóa đội nhóm người Việt, cộng với niềm tin có sẵn về chất lượng sản phẩm cũng như những lợi thế của mô hình network marketing, vợ chồng tôi bắt đầu cam kết làm toàn thời gian với Nu Skin.
Tìm cách chứ không tìm cớ
Khi bắt đầu nghiêm túc thì chúng tôi mới thấy rằng để thành công trong kinh doanh này không đơn giản chỉ là kiên trì và kỷ luật, nhất là ở Châu Âu. Có lẽ ở châu lục này, network marketing không phổ biến nên số lượng nhà phân phối không nhiều. Dẫn đến sự hỗ trợ từ công ty Nu Skin và đội nhóm như OTG hay Nu Việt chưa đầy đủ. Văn phòng ít, ở xa, sự kiện cũng vậy. Rồi các chương trình thúc đẩy bán hàng cũng như huấn luyện cũng thiếu. Chúng tôi phải rất nỗ lực để duy trì sự kết nối đội nhóm. Bản thân tôi là người khởi xướng và tổ chức những buổi họp mặt định kỳ vài tháng để anh chị em gặp gỡ trò chuyện hướng dẫn nhau những kiến thức, kỹ năng cần thiết. Trong đội nhóm, nếu gia đình ai có khó khăn hoặc sự cố gì thì tôi chủ động đến thăm hỏi, quyên góp giúp đỡ. Nghe thì có vẻ như “vác tù và hàng tổng” nhưng thực ra đấy là tính cách của tôi, thấy việc nên làm thì cứ làm thôi.
Có một giai đoạn rất nhiều người trong đội nhóm của tôi ra đi. Có người bỏ cuộc, có người chuyển sang kinh doanh khác. Tôi sống tình cảm nên có nhược điểm là hay đặt kỳ vọng nhiều hơn mức cần thiết và có xu hướng giúp những người yếu nhiều hơn những người giỏi. Khi họ không đi cùng mình nữa thì rất buồn. Có những lần nói chuyện với người bảo trợ mà suýt khóc. Lúc đó cả hai vợ chồng đều mất năng lượng, mất tập trung nên kết quả kinh doanh đi xuống. Nhờ đội nhóm và các anh chị lãnh đạo động viên nên chúng tôi nguôi ngoai dần, tự rút kinh nghiệm cho bản thân rằng không kỳ vọng quá nhiều nữa đồng thời dành thời gian hỗ trợ cho những người ở tuyến dưới sâu chứ không chỉ tầng một, hai.
Ngẫm lại tôi thấy mình khá may mắn vì ngay từ đầu cả hai vợ chồng đều đồng lòng làm Nu Skin chứ không ai phản đối ai. Hồi làm cửa hàng thực phẩm thì cũng là hai vợ chồng cùng làm, nhưng thực tế thì việc ai người ấy làm, gần như không liên quan đến nhau. Giờ giấc cũng lệch nhau, có khi mấy ngày liền, không có bữa cơm nào cả nhà được ngồi ăn chung. Còn bây giờ, đi đâu cũng có nhau, mọi chuyện chúng tôi đều bàn với nhau, gắn bó hơn, hiểu nhau hơn. Chiến thuật khi đi chia sẻ cơ hội của chúng tôi là vợ sẽ nói chuyện với vợ, chồng nói chuyện với chồng. Mục tiêu là mời được cả hai vợ chồng ứng viên tham gia, hoặc chí ít là không ai phản đối ai. Tôi nghĩ rằng ừ thì ai chẳng muốn có nhiều tiền, nhưng sự đầm ấm, hòa hợp trong gia đình còn quan trọng hơn, nhất là với người Việt Nam mình. Nếu không có Nu Skin, tôi dự định khoảng 60 tuổi thì ngừng hết mọi việc, về Việt Nam sống, gọi là dưỡng già. Nhưng vài năm nay, thường xuyên nghe những chia sẻ của chú Dean về việc lan tỏa giá trị của bản thân và giúp đỡ người khác có cuộc sống mà họ mong muốn, kế hoạch hưu trí của tôi đã thay đổi. Dù chưa cụ thể, rõ ràng như mục tiêu 1 triệu gia đình người Việt của chú Dean nhưng tôi khá chắc rằng mình sẽ đi theo con đường đó. Với Nu Skin, tôi ngày càng cảm thấy thoải mái và hạnh phúc hơn vì được là chính mình.